Kết quả tìm kiếm cho "của dân tộc Bahnar"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 16
Đêm Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024 do Báo Nhân Dân tổ chức, với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo", không chỉ là nơi vinh danh những sáng kiến ý nghĩa mà còn khơi dậy những xúc cảm mạnh mẽ, tiếp thêm động lực để các dự án tiếp tục vươn xa, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc, hướng tới một xã hội tràn đầy yêu thương và phát triển bền vững.
Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như “linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập thành phố Kon Tum (10/4/2009 - 10/4/2024), sáng 11/4, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum tổ chức Khai mạc Liên hoan sắc màu thổ cẩm thành phố Kon Tum lần thứ III năm 2024.
Lật lại hồ sơ Fulro, chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc những thông tin dù đã từng xảy ra trong quá khứ, nhưng bài học cảnh giác thì luôn tươi mới mà vụ tấn công đẫm máu mới đây ở hai xã Ea Tiêu, Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) là một minh chứng đau lòng…
Với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở Tây Nguyên, nước là mạch nguồn của sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì thế, hàng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là một biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng đồng bào dân tộc Jrai.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Tối 7/3, tại Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku, Gia Lai ), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình trình diễn, đồng diễn áo dài với chủ đề 'Áo dài Việt-hương sắc Tây Nguyên'.
Với kinh phí dự kiến gần 16,4 tỷ đồng, việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023-2025” đã mang đến luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn di sản trong vòng xoáy của các luồng văn hóa hiện đại.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 - 09/02/2023), chiều 6/2, UBND thành phố Kon Tum khai mạc Liên hoan sắc màu thổ cẩm lần thứ II và ra mắt Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri.
Đến với Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội văn hóa-du lịch lớn của tỉnh Gia Lai mà còn được trải nghiệm nhiều sự kiện văn hóa, thể thao.
Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm cũng là niềm tự hào đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tại một số buôn làng ở Gia Lai, những khung dệt kẽo kẹt đưa mỗi ngày của các bà, các mẹ là tín hiệu của sự mong mỏi gìn giữ nét đẹp người phụ nữ Tây Nguyên.